Cỏ mực: Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh
Cỏ mực được biết đến là một vị thuốc dùng để cầm máu. Ngoài ra vị thuốc này còn nhiều công dụng khác nữa. Vậy những công dụng đó là gì, đặc điểm, sinh trưởng của cỏ mực ra sao? Hãy cùng tìm hiểu.
Theo tài liệu: Cây thuốc và động vật làm thuốc tập II trang 462-467 và Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam trang 282-283
Tên gọi
- Tên khoa học: Eclipta prostrata
- Tên đồng nghĩa: Eclipta alba (L.) Hassk, E. erectu L
- Tên khác: Nhọ nồi, han liên thảo, lê trường, phong trường,
- Tên nước ngoài: false daisy, yerba de tago, Gunta kalagaraku/Gunta galagaraku, Karisalankanni, and bhringraj
- Họ: cúc (Asteraceae)
Mô tả

Cây thảo, mọc đứng, đôi khi bì lan rồi vươn thẳng, cao 30-40cm, có khi hơn. Thân tròn, có lông cứng áp sát, màu lục hoặc đỏ tía. Lá mọc đối, hình mác, dài 2-8cm, rộng 0.5-1.5cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt có lông nháp; cuống lá rất ngắn
Cum ho mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu, cuống dài 1-4cm, có lông thô áp sát; đầu có đường kính 0.8-1.2cm, lá bắc thuôn nhọn, có lông; hoa màu trắng, hoa cái ở ngoài hình lưỡi xếp thành một hàng, hoa lưỡng tính ở trong hình ống, mào lông giảm thành vảy nhỏ và ngắn, tràng hoa lưỡng tính có 4 thùy hình trái xoan, nhị 4
Quả bế, dài 3mm, rộng 1.5mm, có 3 cạnh, hơi dẹt, đầu bẹt, có 2 sừng nhỏ
Mùa hoa quả tháng 2-5
Cây rất đa dạng. Thân có thể thắt lại ở mấu và phình ra ở dóng. Lá có khi to bản, hình bầu dục hoặc hình trứng.
Phân bố, sinh thái
Chi Eclipta L. Chỉ có một loài là cây cỏ mực mọc tập trung ở hầu hết các nước vùng Nam và Đông Nam chấu Á.
Ở Việt Nam, cỏ mực phân bổ rộng rãi ở khắp các tỉnh vùng đồng bằng trung du và miền núi, đến độ cao 1500m (ở các tỉnh phía nam). Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, thường mọc lẫn với các loại cỏ thấp, trên đất ẩm ở bãi sông rộng trồng hoa màu, ven đường đi, bãi hoang quanh làng bản,… Ra hoa quả nhiều hằng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Bên cạnh đó với khả năng mọc chồi gốc và phân cành nhiều, cây dễ dàng phát triển tạo thành đám bò lan trên mặt đất
Cách trồng
Ngoài việc thu hái từ nguồn hoang dại, trước đây cỏ mực chỉ được trồng lẻ tẻ với quy mô nhỏ ở các gia đình. Gần đây, cây đã bắt đầu được trồng phổ biến hơn ở một số nơi
Nhọ nồi được nhân giống bằng hạt. Hạt chính rải rá vào mùa hè và mùa thu, vì vậy hạt chính đến đâu thu ngay đến đó, đem phơi khô và bảo quản đến mùa xuân năm sau thì gieo. Hạt nhọ nồi rất nhỏ những tỷ lệ nảy mầm cao. Thường áp dụng cách gieo hạt trong vườn ươm, sau đó đánh cây con đi trồng. Đất vườn ươm và đất trồng cần làm thật tơi nhỏ. Nên bón lót (10-15 tấn phân chuông/ha), lên xuống như luống cải rồi trồng với khoảng cách 20x10cm hay 20x15cm. Sau khi cây bén rễ, có thể dùng nước phân, nước giải hoặc dam pha loãng định kỳ cách 20 ngày tưới thúc 1 lần
Cỏ mực không có sâu bệnh, nhưng cần chú ý làm cỏ và giữ ẩm. Cây có thể trồng được trong điều kiện che bóng một phần
Bộ phận dùng
Toàn bộ phần trên mặt đất thu hái trước khi cây ra hoa, phơi khô. Khi dùng, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, cắt đoạn 3-5cm, rồi sao qua hoặc sao cháy. Nếu sao cháy, dùng lửa to sao nhanh đến khi bên ngoài cây có màu đen thì phun ít nước để trừu hỏa độc, Để nguội.
Thành phần hóa học
- Cỏ mực chứa các hợp chất chiophen như dithienyl acetylen ester và nhiều dẫn xuấ thienyl khác
- Toàn cây cỏ mực chứa terthienyl aldehyd ccliptal
- Bộ phận hoạt chất có tác dụng bảo vệ gan trong cỏ mực là một dẫn chất coumestan là wedelolacton stigmasterol và sitosterol bên cạnh chất deniethyl wedelolacton
- Nhọ nồi còn chứa tanin, tinh dầu, chất đắng và một lượng nhỏ các alcaloid như nicotin 0.078% (theo trọng lượng khô) ecliptin. Hàm lượng các alcaloid trong cây tăng lên đến 8.28% khi xử lý với 0.5% ethylenimin.
Và nhiều chất khác, xem thêm chi tiết tại: Cây thuốc và động vật làm thuốc tập II trang 463-464
Tác dụng dược lí
- Cỏ mực có tác dụng cầm máu do làm tăng tổng lượng prothrombin trong máu, giống như cơ chế tác dụng của vitamin K
- Khi dùng dài ngày, có tính chống choáng phản vệ, kháng histamin và giảm viêm
- Có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn
- Có độc tính thấp, có giới hạn an toàn rộng
Các chế phẩm từ cỏ mực đều có rất nhiều tác dụng. Xem chi tiết tại: Cây thuốc và động vật làm thuốc tập II trang 464-465
Tính vị, công năng
Cỏ mực (Nhọ nồi, hạn liên thảo) có vị ngọt chua, mặn, tính mát, có tác dụng bảo vệ gan, bổ thận, mạnh xương, đen tóc, mát huyết, cầm máu, giải độc
Công dụng
Cỏ mực được dùng làm thuốc bổ máu, cầu máu bên trong và bên ngoài, chữa hoa ra máu, lỵ ra máu, rau kinh, băng huyết, chảy máu cam,…Còn dùng chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, lao phổi, di mộng tinh,…
Mỗi ngày dùng 20g cây khô, dưới dạng thuốc sắc uống, Dùng tươi 30-50g, giã vắt lấy nước uống, còn bã đắp vết thương.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nhọ nồi được dùng làm thuốc bổ toàn thân và cầm máu, có trong thành phần thuốc mỡ để điều trị một số bệnh của da. Liều dùng một lần:4-6g, dạng thuốc sắc uống.
Công dụng khác xem thêm tại: Cây thuốc và động vật làm thuốc tập II trang 465
Bài thuốc có cỏ mực
Thuốc cầm máu
Mỗi ngày 12g cỏ mực khô hoặc 30-50g tươi, sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngó sen, lá trắc vá, bách hợp
Viên cỏ mực – cóc kèn: Cao lỏng cỏ mực (1/1)
Một phần, bột mịn lá cóc kèn 2 phần, tá dược vừa đủ làm viên nén 500mg. Ngày uống 3 lần mỗi lần 5g.
Chưa thiếu máu do thiểu năng tạo máu của tủy xương
Cỏ mực, thục địa, mỗi vị 16g; hoài sơn, mai ba ba, ngẫu tiết, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, phục linh, đan bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang
Và rất nhiều bài thuốc khác. Xem thêm tại: Cây thuốc và động vật làm thuốc tập II trang 466-467.