Gừng: Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

0

Gừng là một gia vị rất phổ biến dùng trong các món ăn. Không những là gia vị mà gừng còn là một vị thuốc được dùng nhiều trong y học. Đặc điểm, sinh trưởng, công dụng và bài thuốc chữa bệnh sẽ được liệt kê dưới đây.

Tên gọi

  • Tên khoa học: Zingiber ofcinale Rose.
  • Tên khác: Khương, có khinh (Thái), sung (Dao)
  • Tên nước ngoài: Zingiber (Anh); gingembre, amome des Indes (Pháp)
  • Họ: Gừng (Zingiberaccea)

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 40-80cm. Thân rễ  nạc, mọc bờ ngang, phân nhiều nhánh. Lá mọc so le thành hai dãy, đai 15-20cm, rộng 2cm, không cuống, có bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt.

Hình vẽ mô tả gừng
Hình vẽ mô tả gừng

Cụm hoa dài 5cm, mọc từ gốc trên một cán dài khoảng 20cm do nhiều vảy lợp hình thành, những vảy dưới ngắn, càng lên trên càng dài và rộng hơn; lá bắc hình trái xoan, màu lục nhạt, mép viền vàng, dài có 3 răng ngắn; tràng có ống dài gấp đôi dài, 3 thùy bằng nhau, hẹp và nhọn; 1 nhị, nhị lép không có hoặc tạo thành thùy bên của cánh môi, cánh môi màu vàng, có viền tía ở mép, dài 2cm, rộng 1,5cm, chia thành 3 thùy tròn, các thùy bên ngắn và hẹp hơn; bầu nhẵn

Quả nang (rất ít gặp).

Toàn cây, nhất là thân rễ, có mùi, vị cay nóng

Màu hoa quả: tháng 5-8

Phân bổ, sinh thái

Chi Zingiber Bochmer ở châu Á có 45 loài, trong đó Việt Nam 11 loài

Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam á Trung Quốc, Ấn độ, Nhật Bản là những nước trồng nhiều nhất trên thế giới.

Ở Việt Nam, gừng được trồng từ thế kỷ thứ 11 trước công nguyên. Hiện nay, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo.

Gừng trồng trong nhân dân hiện nay cũng có nhiều giống. Loài “gừng trâu” có thân to, củ làm mứt, có nhiều ở các vùng núi thấp như Cao Bằng, lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn,…

Đặc điểm sinh thái riêng của các giống gừng tùy thuộc vào điều kiện vùng trồng. Đặc điểm chung nhất của chúng là cây ưa ẩm, ưa sáng có thể chịu hơi bóng (gừng trâu). Cây trồng thường có hoa ở năm thứ hai. Chưa thấy cây có quả và hạt. Gùng trồng sau một năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lịu (phần trên mặt đất) qua đông. Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè – thu nóng và ẩm.

Xem thêm tại: Cây thuốc và vị thuốc ở Việt nam tập I trang 877

Cách trồng

Gừng thường được trồng rải tác trong các vườn đình. Gần đây có những vùng đã sản xuất gừng tập trung.

Trồng gừng bằng rễ củ mang các cây mầm đang nhú. Thời vụ trồng tốt nhất tháng 2-3 ở đồng bằng, tháng 3-4 trung du và miền núi. Mỗi hốc đặt một mần, phủ đất mỏng, rơm, rạ và cỏ khô, rồi tưới. Sau khoảng 1 tháng, mầm nhú lên khỏi mặt đất. Có thể giữ nguyên lớp rơm rạ phủ để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.

Xem thêm chi tiết tại: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I trang 877-878.

Bộ phận dùng

Thân rễ, thu hái vào mùa thu đông, dùng tươi là sinh khương, phơi hoặc sấy khô là can khương. Còn dùng tiêu khương (gừng khô thái lát dày, sao sém vàng, đang nóng, vẩy vào ít nước, đậy kín. Để nguội); bào khương (gùng khô đã bào chế); than khương (gừng khô thái lát dày, sao cháy đen tồn tính)

Có thể cất tinh dầu từ gừng với hiệu suất 1-2,7% hoặc điều chế nhựa dầu gừng từ bột gừng khô với các dùng môi hữu cơ, hiệu suất 4.2-6.5%.

Thành phần hóa học

Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbob sesquiterpenic: β – zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β – farnesen (10%) và một lượng nhỏ nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol.

Nhựa dầu gừng chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất. Đó là một chất lỏng, màu vàng, tan trong còn 50 độ, ether, cloroform, benzen, tan vừa trong ether dầu hỏa nóng

Ngoài ra trong tinh dầu gừng còn chứa α – camphen, β – phelandren, cucalyptol và các gingerol.

Thành phần hóa học của gừng
Thành phần hóa học của gừng

Tác dụng dược lý

Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng gây giãn mạch và tăng tỷ lệ protein toàn phần và gamma globulin trên động vật thí nghiệm, đồng thời khó khả năng ức chế hoạt tính histamin và acctylcholin thể hiện trên sự giảm cơn dị ứng của chuột lang đã được hây mẫn cảm bằng cách tiêm kháng nguyên và sau đó 3 tuần được đưa kháng nguyên vào đường hô hấp trong buồng khí dung để gây phản ứng phản vệ.

Cao cồn gừng có tác dụng kích thích các trung tâm vận mạch và hô hấp mèo gây mê, và kích thích tim. Trong gừng có yếu tố kháng histamin.

Nói chung gừng có những tác dụng dược lý như sau:

  • Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên và tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric. Cao chiết dừng khô, gingerol và shogaol đều ức chế sự vận động tự nhiên của chuột nhắt.
  • Hạ nhiệt: shogaol và gingerol làm giảm sốt trên chuột đã được gây sốt trên chuột đã được gây sốt bằng tiêm men bia
  • Giảm đau và giảm ho
  • Chống co thắt: shogaol và gingerol có tác dụng này

Và một số tác dụng khác xem thêm tại: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I trang 878-879

Tính vị, công năng

Gừng tươi có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm, gừng khô và tiêu khương có vị cay, mùi thơm hắc, tính nóng, Bào khương vị vay đắng tính đại nhiệt. Thán khương vị cay, mùi thơm hắc, tính ấm. Tất cả có tác dụng ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch

Công dụng

  • Gừng tươi chưa cảm mao, phong hàn, nhức đầu, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng đầy trướng. Dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, sát trùng,…
  • Gừng chữa đau bụng, lạnh dạ, đi ngoài

Kiêng kỵ: đối với dừng: âm hư, nội nhiệt sinh ho, biểu hư làm ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng

  • Vỏ gừng có vị mát chưa phù thũng
  • Lá gừng bọc thức ăn cho đỡ ôi thiu
  • Theo kinh nghiệm cổ truyền gùng được dùng ở Trung Quốc làm thuốc chống độc an thần, chống viêm, kích thích ăn ngon miệng và làm dễ tiêu. Được chỉ định trong bệnh tả (phối hợp với các loại dược liệu khác). Thấp khớp mãn tính, nhức đầu kiểu đau dây thần kinh và co cứng, hen phế quản, buồn nôn, nôn, viêm phế quản

Xem thêm chi tiết: Cây thuốc và vị thuốc ở Việt nam tập I trang 880

Bài thuốc có gừng

  • Chữa trúng phong cấm khẩu

Uống nước sắc kinh giới hòa với nước cốt gừng, nước măng voi (lấy voi tre hơ lửa vắt lấy nước cốt) và rượu, càn thần phần liệu lượng bằng nhau

  • Chữa hoàng đản, tiểu tiện không lợi, suyễn đầy hoặc bệnh đến giai đoạn nguy cấp

Gừng sống, củ chóc, mỗi vị 320g. Sắc uống làm 2 lần

  • Chưa ho lâu ngày và ợ

Gừng sống giã lấy nước cốt (1 thìa) trộn mật ong (1 thìa). Đung nóng, uống dần 1 ít.

Và rất nhiều bài thuốc khác, xem thêm chi tiết: Cây thuốc và vị thuốc Việt nam tập I trang 880-882

You might also like