Hoa hòe: Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

0

Hoa hòe là một trong những vị thuốc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Đặc điểm, công dụng, sinh trưởng của vị thuốc này ra sao? Thông tin được cung cấp dưới đây.

Theo tài liệu: Cây thuốc và động vật làm thuốc tập I trang 971-976 và Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam trang 298-299.

Tên gọi

  • Tên khoa học: Sophora japonica L, Styphnolobium japonicum (L.)
  • Tên khác: hòe hoa, hòe, hòe mễ, lài luồng (Tày)
  • Tên nước ngoài: Jiapanese pagoda – tree, chinese scholar tree, umbrella trê (Anh); sophora (Pháp)
  • Họ: Đậu (Fabaccae)

Mô tả

Cây nhỡ thường xanh, cao 5-7cm, có khi đến 10cm. Thân có vỏ hơi nứt nẻ và cành nằm ngang. Cành hình trụm nhẵn, màu lục nhạt, có những chấm trắng. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, 11-17 lá chét mọc đối, hình bầu dục – thuôn, gốc tròn, đầu hơi nhọn, dài 3-4.5 cm, rộng 1.2-2cm, màu lục nhạt, nhất là ở mặt dưới, hơi có lông.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm dài 20cm, phận nhánh nhiều; hoa nhỏ màu trắng và vàng nhạt; dài hình chuông, gần như nhẵn; cánh hoa có móng ngắn, cánh cờ rộng, hình tim cụt ở gốc, mép cong lên, nhị 10 rời nhau; bao phấn hình bầu dục.

Hình ảnh mô tả hoa hòe
Hình ảnh mô tả hoa hòe

Quả đậu, hình tràng hạt, thắt lại không đều giữa các hạt, nhẵn, không mở, đầu có mũi nhọn ngắn; hạt 2-5, hình bầu dục, hơi dẹt, màu đen bóng.

Mùa hoa: tháng 5-8, mùa quả: tháng 9-11

Trong dân gian, người ta phân biệt cây hoa hòe nếp và hoa hòe tẻ. Kinh nghiệm của Thái Bình (nơi trồng nhiều hòe nhất trong cả nước) cho biết:

  • Hòe nếp; hoa to, nhiều, đều, nở cùng một lúc, có màu nhạt, cuống ngắn, cây phát triển nhanh, phân nhiều cành
  • Hòe tẻ: hoa nhỏ, thưa thớt, không đều nở nhiều đợt,c ó máu sẫm hơn, cuống dài. Cây vồng cao, phân ít cành

Phân bổ, sinh thái

Chi stypnolobium L, gồm hầu hết là các cây bụi hay cây gỗ, phân bổ chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt nam có 5 loài trong đó hòe là cây trồng

Hoa hòe được trồng rộng rãi ở các tỉnh phía bắc hiện nay vốn là cây nhập nội, chưa rõ nguồn gốc. Từ năm 1978. Cây được đưa vào các tỉnh Tây Nguyên, ven biển miền Trung sau lan ra các tỉnh khác. Những tỉnh trồng nhiều hòe hiện này là Thái Bình. Ninh Bình, Thanh hóa, Nghệ An,… Trên thế giới hoa hòe cũng được trồng ở Trung Quốc, Nhật bản và một số nước khác.

Hoa hòe thuộc loại cây gỗ trung sinh, ưa sáng và ưa ẩm, thường được trồng ở vườn gia đình xen với cây ăn quả. Vài năm trở lại đây, cây được trồng có kết quả tốt ở các vùng đồi, đất cao nguyên ở Mộc Châu, Điện biên,…hoặc ở đất mới khai hoang vùng Tam Điệp (Ninh Bình). Nhiệt độ không khí trung bình khoảng 23-26 độ C. Cây ít thấy trồng ở những vùng cận nhiệt đới, núi cao như sa Pa (lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang). Những cây trồng ở Trại thuốc Tam Đảo phát triển kém hơn cây trồng ở vùng đồi trung du và đồng bằng. Cây trồng từ hạt 3-4 năm bắt đầu có hoa quả; các năm sau nhiều hơn.

Cách trồng

Hoa hòe được trồng tương đối tập trung ở Thái Bình (Thái Thụy), Nghệ An (Quỳnh Lưu) và Hà Nam, ngoài ra còn được trồng phân tán ở hầy khắp các tỉnh

Cây có  thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng giâm cành. Hạt giống được chọn từ những cây hòe tốt, nhiều hoa, có 15-20 năm tuổi. Hạt được gieo trong vườn ươm vào mùa xuân, khi cây được 1năm tuổi, đánh đi trồng. Cần ngâm lại hạt cho no nước, ủ này mầm mới đem gieo. Đất vườn ươm cần làm kỹ, lên luống và gieo với khoảng cách 15×20 hay 20x20cm. Gieo xong phủ đất dày 1cm và tưới ẩm, làm cỏ chăm sóc thường xuyên. Hoa hòe còn được trồng bằng cành giâm nhưng phải xử lý ra rễ bằng chất kích thích. Cách này chưa được phổ biến rộng rãi trong sản xuất

Hòe được trồng trên đất tận dụng ven đường, bờ mương, bờ hồ,.. Khi trồng, người ta đào hố 50x50x50cm, cách nhau 4-5m, bón lót chừng 10-15kg phân chuồng và đặt cây giống, Sau đó tưới ẩm cho đến khi cây bén rễ

Chưa phát hiện thấy sâu bệnh đặc biệt đối với cây hòe. Cây trồng sau 3-4 năm bắt đầu thu hoạch

Bộ phận dùng

Nụ hoa đã phơi khô hoặc sấy nhẹ đến khô (hòe mé)

Xem cách thu hoạch nụ hòe tại: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập I trang 972

Các bộ phận khác cũng được dùng làm thuốc như hoa đã nở (hòe hoa0, quả (hòe giác) và lá đã được phơi hoặc sấy khô. Quả hòe khi khô, nhăn nheo, màu đen nâu, hình chuỗi hạt, dễ bẻ gẫy ở chỗ thắt. Hạt hình bầu dục, dẹt như hạt đậu đen, mặt ngoài nhẵn, màu nâu đen. Thịt quả có vị đắng, hạt khi nhai có mùi tanh

Lá hòe có thể dùng tươi

Thành phần hóa học

Nụ hòe lá nguyên liệu giàu rutin so với các nguyên liệu khác Dược điển Việt nam II (tập 2 và tập 3) quy định hàm lượng rutin phảo đạt 20%. Với nụ hòe Việt Nam, hiệu suất chiết xuất có thể đạt tới 34%

Hoa đã nở đạt rutin 8%

Rutin
Rutin

Rutin còn có ở nhiều bộ phận khác của cây: 4-11% ở vỏ quả, 0.5-2% ở hạt, 5-6% ở lá chét và 0.5-2% ở cành non. Hòe nếp chưa nhiều rutin (44%) hơn hòe tè (40.065). Qua chế biến, hàm lượng rutin có thể thay đổi, đạt 34.7% ở dạng sống; 28.9% ở dạng sao vàng và 18.5% ở dạng sao cháy.

Xem thêm về rutin và các chất khác trong hòe tại: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập I trang 972.

Tác dụng dược lí

  • Tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch: Rutin và quercctin đều có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mao mạch bị tổn thương
  • Tác dụng chống viêm
  • Tác dụng bảo vệ cơ thể chống chiếu xạ
  • Tác dụng hạ huyết áp, hạ choloesterol máu

Và nhiều tác dụng dược lí khác xem thêm tại: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập I trang 973-975

Tính vị, công năng

Hoa hòe có vị đắng, tính mát, vào 2 kinh can và đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết. Quả hòe có vị đắng, tính hàn.

Công dụng

Trong y học hiện đại, nụ hòe và rutin được dùng làm thuốc cầm máu trong trường hợp xuất huyết, đề phòng tai biến do mạch máu bị xơ vữa,…Thuốc còn dùng chữa bệnh tăng huyết áp vừa và nhẹ, hạn chế được sự xuất hiện chảy máu não nhờ củng cố được thành mạch,…

Liều dùng: nụ hòe sao vàng ngày dùng 6-20g sắc nước uống hoặc hãm uống như chè. Viên rutin 0.02g và viên runtin-C gồm rutin 0.02g và vitamin C 0.05g. Mỗi lần 1-2 viên, mỗi ngày uống 2-3 lần. Trên thị trường quốc tế có loại thuốc tiêm rutin tan, được gọi là Solurutin dùng để tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch khi cần thiết

Tác dụng khác xem thêm tại: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập I trang 975Những cây thuốc và vị thuốc ở Việt nam trang 299.

Bài thuốc có hoa hòe

Chữa đi ngoài ra máu

Nụ hòe (sao) 20g, lá trác bá 9sao) 20g, chỉ xác 12g, hoang liên 8g, kinh giới 8g. Thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa lòi dom

Quả hòe phối hợp với khổ sâm, lượng bằng nhau nghiền thành bột mềm mịn, hòa với nước, dùng bôi ngoài

Chữa trĩ nội, viêm ruột

Quả hòe 100g (sao kỹ đến khi có màu tím sẫm), kim ngân hoa 100g, cam thảo dây 12g, nghê vàng 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, vào lúc đói (kinh nghiệm của lương y Am, Kim Sơn – Ninh Bình)

Xem thêm nhiều bài thuốc khác tại: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập I trang 975-976

 

You might also like