Tơ hồng vàng: Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

0

Tơ hồng vàng hay dây tơ hồng có nhiều tác dụng trong lợi tiểu, bổ thận, suy nhược,… Vậy đặc điểm, công dụng cụ thể và các bài thuốc chữa bệnh ra sao?

Theo tài liệu: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II trang 976-978 và Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam trang 852.

Tên gọi

  • Tên khoa học: Cuscuta sinensis Lamk. (Cuscuta hgrophilae Pears., C hyalina Wight)
  • Tên khác: dây tơ hồng, tơ vàng, thỏ ty
  • Tên nước ngoài: dodder (Anh); liane jaune, cuscute, barbe de moine (Pháp)
  • Họ: Bìm bìm Convolvulaceae

Mô tả

Thân hình sợi, mọc quần, màu vàng sâm pha đỏ. Lá tiêu giảm

Cum hoa hình cầu, đường kính 7-10mm; hoa màu trắng nhạt, tụ họp 10-20 cái, gần như không cuống; đài 5 răng hình mắt chim, không bằng nhau, hơi dính nhau ở gốc; tràng hình cầu có 5 vảy dính ở gốc, dưới nhị; nhị 5; bầu hình cầu, 2 ô.

Quả hình cầu, chiều rộng lớn hơn chiều cao; hạt 2-4 hình trứng, dẹt ở đầu

Màu hoa quả: Tháng 10-12

Phân bổ, sinh thái

Chi Cuscuta L. Có 3 loài ở Việt Nam đều có dạng sống là dây leo, ký sinh trên nhiều loại cây. Loài tơ hồng phân bố khá rộng rãi từ vùng Đông Á, đến Đông Nam Á, gồm các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia.

Hình mô tả tơ hồng vàng
Hình mô tả tơ hồng vàng

Tơ hồng vàng là cây ưa sáng, thường sống ký sinh trên các loại cây bụi như cúc tần, găng, chè hành rào và nhiều loại cây bụi và gỗ khác như nhãn, vải, ổi. Hệ thân leo của tơ hông phát triển nhanh, thường trùm trên tán các cây chủ, làm cho các cây này không ra hoa quả được, dần dần có thể bị chết. Tơ hồng ra hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt song cũng có khả năng tái sinh vô tính khỏe. Chỉ với một đoạn thân leo còn lại trên cây chủ, là có thể tái sinh nhanh chóng tạo thành một mạng lới tơ hồng phát triển. Tơ hồng rất khó trừ diệt, nó là hiểm hóa đối với một số cây trồng lấy quả

Bộ phận dùng

  • Hạt được phơi hay sấy khô (Thỏ ty tử).
  • Toàn cây

Thành phần hóa học

Hạt tơ hồng vàng chứa:

  • Alcaloid: Cuscutamin
  • Lignan: cuscutosid A, cuscutosid B, arbutin, acid clorogenic, acid cafeic
  • Flavonoid: quereetin, quereetin – 3 – O – β – galactosyl – 7 – O – β – glucosid, astragalin, hyperin
  • Acid hữu cơ: acid p.coumaric

(Yahara Shoji vác, 1994; Jin Xiao và cs, 1992)

  • Dầu béo chứa 9 acid béo, phần không xà phòng hóa có β-sitosterol, stigmasterol, carnpestrol và cholesterol
  • Phân đoanạ hexan của tơ hồng vàng chứa pentacosan, heptacosan, octacosan, nonacosan, triacontan, hentriacontan, triacontanol và β- sitosterol (CA 121: 175.145 v)

Tác dụng dược lí

Cao nước tơ hồng vàng có tác dụng úc chế hệ thần kinh trung ương, chống viêm trong mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng carraganin, và gây giảm hoạt động tự nhiên của chuột cống trắng

Trong nghiên cứu về tác dụng kích thích miễn dịch của hạt tơ hồng vàng ở chuột nhắt trắng cho chế độ ăn bình thường và chế độ ăn thiếu protein, không phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, cao nước hạt tơ hồng vàng làm tăng tỉ lệ của trọng lượng lách so với thể trọng, và tăng lượng protein và albumin toàn phần trong huyết thanh một cách có ý nghĩa.

Và một số tác dụng khác, xem thêm tại: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II trang 977

Tính vị, công năng

Hạt tơ hồng có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính bình, có tác dụng bổ can thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng.

Công dụng của tơ hồng vàng

Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc bổ chữa liệt dương, di, tinh, đau lưng, đau nhức gân xương, tiêu hóa kém. Ngày dùng 10-16g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, hạt tơ hồng được dùng trị viêm khớp, ung thư, bệnh về não như động kinh, loạn tâm thần và hưng cảm.

Bài thuốc có tơ hồng vàng

Chữa đái dầm

Hạt tơ hồng 8g; tổ con bỏ ngụa, phá cố chỉ, đẳng sâm, mỗi vị 12g; mạch môn, đẳng sâm, mỗi vị 12g; ích chí nhân, ba kích, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang

Hạt tơ hồng 8g; hoài sơn, đẳng sâm, khiếm thực, mỗi vị 12g; mạch môn, sa sầm, kỷ tử, tang phiêu tiêu, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang

Chữa khí hư do thận hư

Hạt tơ hồng 8g; thục địa, hoài sơn, mỗi vị 12g; sơn thù, đan bì, phục linh, phụ tử chế, trạch tả, khiếm thực, tang phiêu tiêu, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang

Chữa ho

Dây tơ hồng, lá nguyệt bach, lá trạc bà, lá bọ mắm, mỗi vị 12g; nghệ 4 lát. Sắc uống ngày một thang.

Chữa suy nhược thần kinh

Hạt tơ hồng, thục địa, hoài sơn, kỷ tử, lộc giác giao, ngưa tất, mỗi vị 12g; sơn thù, quay bàn, táo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Hạt tơ hồng, thục địa, hoàng tinh, kỷ tử, ba kích, tục đoạn, kim anh, khiếm thực, hên nhục, mỗi 12g; phục tử chế, táo nhân, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một tháng.

Hạt tơ hồng 8g; thục địa, hoài sơn, kim anh, khiếm thực , ba kích, đại táo, mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, phục linh, phu tử chế, táo nhân, mỗi vị 8g; viễn chí 6g; đan bì, nhục quế, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang

Và một số bài thuốc khác xem tại: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II trang 977,978, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam trang 852,853

You might also like